An táng là một trong những nghi thức cuối cùng trong quá trình tổ chức tang lễ cho người mới mất. Tùy theo từng thời kỳ, vùng miền, tôn giáo, lễ an táng sẽ có những đặc điểm và nghi thức khác nhau. Hãy cùng Hoa Viên Châu Đức tìm hiểu chi tiết an táng là gì thông qua bài viết dưới đây để thực hiện chính xác bạn nhé.
Lễ an táng là gì?
Lễ an táng hay còn có tên gọi khác là lễ mai táng tùy theo từng khu vực, vùng miền. Đây là nghi thức cuối cùng khi tổ chức tang lễ cho một ai đó không may qua đời. Thực hiện lễ mai táng, đưa thi thể người mất trở về với đất mẹ hoặc hỏa táng để lưu giữ tro cốt. Dễ hiểu hơn, an táng/ mai táng chính là hành động chôn cất, kết thúc sự sống, sự hiện diện của người mất với người ở lại.

An táng là một nghi thức cực kỳ quan trọng và cần phải thực hiện một cách tôn nghiêm. Ý nghĩa của mai táng là tiễn biệt, cầu chúc cho người mất được hưởng một cuộc sống mới an nhàn, viên mãn hơn ở thế giới bên kia. Đồng thời cũng là sự tiếp nối một hành trình mới, một kiếp sống mới cho họ. Hơn cả là mong muốn người mất chứng giám và phù hộ độ trì cho người ở lại.
Các hình thức an táng phổ biến hiện nay
Tại Việt Nam hiện nay có khá nhiều hình thức an táng. Ví dụ như thổ táng, hỏa táng, thủy táng, địa táng… Ngoài ra, một số đồng bào dân tộc thiểu số còn thực hiện nghi lễ treo trên vách đá hoặc trên cây để thi thể phân hủy tự nhiên. Tuy nhiên, phổ biến nhất hiện nay chỉ có hai hình thức đó là thổ táng (chôn vào đất) và hỏa táng (thiêu đốt lấy tro cốt).
Trong đó, nghi thức thổ táng vẫn được đại đa số người dân ưu tiên lựa chọn hơn cả. Bởi đây là nghi thức đã có từ rất lâu đời đồng thời mang ý nghĩa trở về với đất mẹ thiêng liêng. Còn hỏa táng là nghi thức hiện đại mới chỉ có khoảng 1/4 dân số thực hiện. So với nghi thức thổ táng thì hỏa táng sạch sẽ, thân thiện và tiện lợi hơn rất nhiều.
Phong tục tổ chức an táng theo Đạo Phật
An táng là gì chắc bạn đã rõ. Tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ một số phong tục tổ chức mai táng phổ biến. Đầu tiên là mai táng theo đạo Phật sẽ bao gồm lễ siêu và chôn cất. Lễ siêu được tổ chức ngay sau khi một ai đó không may qua đời, gồm các hành động đốt hương, cúng bái và đọc kinh theo sự chỉ dẫn của nhà sư trong chùa. Mục đích giúp linh hồn người mất yên nghỉ đồng thời hòa mình vào với cõi Phật hiệu quả.
Phần tiếp theo trong đạo Phật đó chính là chôn cất được thực hiện ngay sau khi đã hoàn thành lễ siêu. Về thủ tục chôn cất trong đạo Phật cũng khá giống với những người bình thường. Thi thể của người mất sẽ được đưa đến một khu vực chôn cất riêng biệt. Sau đó tiến hành hạ huyệt và lấp đất, đắp mộ, thắp hương khấn vái, xây bia, dọn dẹp mộ phần…
Phong tục tổ chức an táng đạo Công giáo
Để hiểu rõ hơn lễ an táng là gì, bạn cũng nên tìm hiểu phong tục của người theo đạo Công giáo. Lễ mai táng của người Công giáo thường được tổ chức một cách trọng đại ở trong nhà thờ. Người chủ trì tang lễ là một linh mục đáng kính. Họ cũng là người hướng dẫn và chia sẻ lời của Chúa để an ủi tinh thần gia quyến cũng như đón nhận người mất lên thiên đàng hưởng Hồng Ân của Chúa.
Trước khi thực hiện nghi lễ an táng, những người Công giáo sẽ tiến hành đọc kinh và hát lên những ca khúc chia buồn sâu sắc. Tất cả đều được thực hiện trong một không khí vô cùng tôn nghiêm. Các hành động chôn cất thi thể người Công giáo cũng giống như với đạo Phật. Chỉ khác một điều là bên trên mộ sẽ được thiết kế hình Thánh Giá đặc trưng.
Hoa viên Châu Đức – Địa chỉ tổ chức an táng uy tín
Như vậy, nghi lễ an táng chính là nghi lễ chôn cất, tiễn biệt cuối cùng của người ở lại với người đã mất.